Thủ thuật nắm bắt những cơ hội việc làm từ AEC

Các chuyên gia trong lĩnh vực đều khuyến cáo, ngay từ bây giờ cần phải nhanh chóng tăng cường kết nối giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế với cơ cấu hiệu quả để tận dụng các lợi thế cạnh tranh. Bên cạnh đó, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhấn mạnh vào giáo dục nghề nghiệp, đào tạo, phát triển kỹ năng phải gắn với nhu cầu thị trường, đảm bảo tiêu chuẩn trình độ chung

Cộng đồng Kinh tế ASEAN () đã chính thức được thành lập và lúc này khu vực ASEAN được xem như là một thị trường, hứa hẹn sẽ tạo ra hàng triệu cơ hội mới.

Thế nhưng, dường như cũng cơ hội việc làm này sẽ chỉ đến với những lao động có kỹ năng, tay nghề.

Hàng triệu cơ hội việc làm mới

Những báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo, nếu được quản lý hiệu quả, AEC sẽ thúc đẩy sự phát triển của các nền kinh tế trong khu vực thêm 7,1% vào năm 2025 và tạo ra 14 triệu việc làm mới.

Tại Việt Nam, nơi tập trung tới 1/6 lực lượng lao động của khu vực ASEAN thì GDP dự kiến sẽ tăng thêm 14,5% và sẽ có thêm hàng triệu việc làm mới nhờ tác động của AEC.

Theo dự báo, AEC sẽ đẩy mạnh các xu hướng chuyển dịch cơ cấu hiện đại. Tỷ trọng việc làm của ngành công nghiệp sẽ tăng lên 23,5% vào năm 2025. Đặc biệt, sự mở rộng đáng kể của ngành mậu dịch và vận tải hàng hóa, dịch vụ sẽ trở thành khu vực tạo việc làm chủ lực trong nền kinh tế, chiếm 41,3% tổng việc làm.

  •  Mạng Việc Làm là một trong những trang web Tìm Việc Làm chất lượng và uy tín nhất hiện nay. Tại đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn tất cả thông tin tuyển dụng trung thực nhất, sẽ giúp bạn Tìm Việc Nhanh chóng và đem lại hiệu quả cao.
w620h405f1c1 files articles 2016 1095200 viec lam Thủ thuật nắm bắt những cơ hội việc làm từ AEC

Không chỉ Việt Nam mà ở các nước như Campuchia, Indonesia, Lào, Philippines, Thái Lan đều được dự báo nhu cầu sử dụng lao động có kỹ năng sẽ tăng cho đến năm 2025.

Đặc biệt, công việc phát triển tốt nhất tại hầu hết các nước lại đòi hỏi người lao động có kỹ năng trung bình và tốt. Ba nước Singapore, Thái Lan và Malaysia sẽ là điểm đến chính của người lao động trong quá trình dịch chuyển trong AEC.

Như vậy, những lao động lành nghề được chứng nhận về trình độ, kỹ năng sẽ được di chuyển tự do hơn. Đây cũng sẽ là vấn đề khó khăn cho những nước không đào tạo kịp đội ngũ lao động lành nghề, trình độ cao và buộc phải chấp nhận lao động di cư là điều khó tránh khỏi.

Mặt khác, AEC có thể sẽ làm cho tỷ lệ lao động trẻ thất nghiệp sẽ tăng cao đồng thời những lao động yếu thế, dễ bị tổn thương cũng sẽ vất vả hơn khi tìm kiếm và giữ việc làm.

  •  Mang Viec Lam sẽ được kết nối với nhau, tạo nên một tổng thể Tìm Việc hiệu quả, giúp ích cho bạn trong quá trình tìm kiếm việc làm.

Thách thức về nguồn nhân lực

Đánh giá về thị trường lao động Việt Nam khi chính thức tham gia vào AEC, bà Hà Thị Minh Đức – Phó Vụ trưởng Vụ hợp tác quốc tế (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) cho rằng, đây là thời điểm mà các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với sức ép cạnh tranh từ hàng hóa nhập khẩu từ các nước ASEAN khi các nước ASEAN loại bỏ các hàng rào thuế quan. Một số ngành sẽ phải thu hẹp sản xuất, thậm chí đóng cửa. Điều này sẽ tạo áp lực lớn đối với xã hội khi người lao động bị buộc phải thất nghiệp. Vì vậy, cơ hội việc làm khi gia nhập ASEAN có thể chỉ đến với những lao động có kỹ năng và tay nghề, với những lao động giản đơn sẽ khó tiếp cận việc việc làm.

Trong khi sức ép cạnh tranh nguồn nhân lực ngày càng lớn, mặc dù là nước đứng thứ ba trong Cộng đồng ASEAN về tỷ lệ lực lượng lao động nhưng chất lượng lao động Việt Nam còn rất nhiều hạn chế.

Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, nếu lấy thang điểm 10 thì Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm, xếp thứ 11/12 nước châu Á tham gia xếp hạng của WB. Trong khi đó, Thái Lan, Malaysia lần lượt ở mức điểm 4,94 và 5,59.

Ông Thái Phúc Thành – Phó Cục trưởng Cục bảo trợ xã hội, (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) cho rằng, khi tham gia hội nhập, ngoài việc có kỹ năng nghề nghiệp giỏi, người lao động còn cần có ngoại ngữ và các kỹ năng mềm khác để có cơ hội tham gia làm việc tại các quốc gia trong AEC. Thậm chí, nếu người lao động Việt Nam thiếu kỹ năng thì sẽ thua ngay cả trên “sân nhà” khi lao động nước ngoài sang Việt Nam làm việc.

Hiện nay, lợi thế lao động giá rẻ trong khu vực ngày càng không được coi trọng mà còn tăng nguy cơ của nền kinh tế chỉ dựa vào yếu tố này. Lao động chất lượng thấp đồng nghĩa với tính kém đa dạng của các loại kỹ năng, khả năng sáng tạo cũng như hiệu quả tổ chức. Với những đặc điểm này, Việt Nam sẽ không phải là một điểm đến hấp dẫn cho những dự án đầu tư mang tính tiên phong về công nghệ hoặc quy mô.

“Nếu chúng ta sẽ tiếp tục thiếu lao động kỹ thuật, tay nghề cao, kỹ năng và ngoại ngữ tốt thì khả năng các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam phải thuê lao động từ bên ngoài là không tránh khỏi,” ông Thái Phúc Thành dự báo.

Ông Phú Huỳnh – Chuyên gia kinh tế lao động, Văn phòng ILO khu vực châu Á – Thái Bình Dương cũng khuyến cáo: “Không chỉ có sự dịch chuyển lao động trong các lĩnh vực kinh tế mà còn có sự dịch chuyển lao động quốc tế giữa các nước. Điều này cảnh báo các quốc gia nếu không chuẩn bị về chính sách, đào tạo, giáo dục… thì lao động sẽ không có đủ kỹ năng cạnh tranh. Cơ hội sẽ mãi chỉ là cơ hội nếu không có những giải pháp để nắm bắt được nó.”

Các chuyên gia trong lĩnh vực lao động đều khuyến cáo, ngay từ bây giờ cần phải nhanh chóng tăng cường kết nối giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế với cơ cấu lao động hiệu quả để tận dụng các lợi thế cạnh tranh. Bên cạnh đó, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhấn mạnh vào giáo dục nghề nghiệp, đào tạo, phát triển kỹ năng phải gắn với nhu cầu thị trường, đảm bảo tiêu chuẩn trình độ chung

Cần thêm thông tin về các việc làm cũng như , hãy thử tham khảo các mục dưới đây:

Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>