Chia sẻ loài cây trồng tai thỏ cực xinh trang trí góc làm việc cho nàng công sở
Cây tai thỏ có tên khoa học là Monilaria Obconica, là loại cây cảnh trang trí đang rất được các bạn trẻ và giới văn phòng ưa chuộng. Tương tự các loại cây mọng nước như xương rồng, hoa đá,… thân cây tai thỏ bao gồm rất nhiều tế bào chứa nước, vì vậy mà chúng có thể dễ dàng duy trì sự sống.
- Bạn đang tìm Ý Tưởng Nội Thất cho ngôi nhà của mình ? Hãy truy cấp website Thế Giới Nội Thất – Thư Viện Nội Thất hàng đầu Việt Nam. Thế Giới Nội Thất là trang web Nội Thất Online hàng đầu chuyên cung cấp những thông tin hình ảnh về Thế Giới Nhà Đẹp và Thu Vien Noi That để giúp bạn có nhiều ý tưởng thiết kế cho ngôi nhà của mình.
“Ngoại hình” đặc biệt với hai nhánh lá nhỏ hệt như tai thỏ.
Monilaria Obconica là loại thực vật có cuống và lá, sở dĩ nó khiến người ta thích thú là vì “ngoại hình” đặc biệt với hai nhánh lá nhỏ hệt như tai thỏ. Màu xanh của cây còn có thể chuyển sang màu đỏ nhạt nếu chúng được đặt dưới ánh sáng mặt trời. Các tế bào của cây tai thỏ có đường kính chỉ khoảng 0.5mm nhưng lại là nơi chứa nước lý tưởng. Hai lá cây khi trưởng thành sẽ mọc dài song song với nhau nên còn được liên tưởng như đôi lứa yêu nhau đang quấn quýt hạnh phúc.
Màu xanh có thể chuyển sang đỏ nhạt nếu đặt cây dưới ánh mặt trời.
Cây tai thỏ khá dễ trồng, lại dễ dàng sử dụng trang trí ở nhiều khu vực trong nhà ở. Đặc biệt đối với các cô nàng công sở thì bàn làm việc sẽ thu hút và tạo cảm hứng hơn rất nhiều khi có sự hiện diện của chậu cây cảnh này.
Mời bạn cùng chúng tôi tham khảo cách trồng cây tai thỏ tại nhà thật đơn giản dưới đây nhé!
1. Chuẩn bị:
Hạt giống: Tìm mua hạt giống cây tai thỏ tại các cửa hàng kinh doanh uy tín, giá thành mỗi gói khoảng 40.000 – 80.000 đồng (tùy số lượng hạt).
Nơi trồng: Cây tai thỏ không kén nơi trồng. Bạn có thể tận dụng các loại chậu kiểng, thùng gỗ, khay nhiều ngăn hay hộp xốp đều được cả.
Trên thị trường có cung cấp sẵn hạt giống và đất dinh dưỡng cho cây.
Tận dụng các loại chậu kiểng, thùng gỗ, khay nhiều ngăn để gieo hạt.
Đất trồng: Đất trồng cây cần có độ tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng và thoáng khí. Nên tiệt trùng đất trước khi gieo hạt để tránh mầm bệnh về sau. Bạn cũng có thể mua những gói đất dinh dưỡng bán sẵn trên thị trường để sử dụng.
Ánh sáng, nhiệt độ: Cây tai thỏ là loại cây ưa bóng râm, mát mẻ, nhiệt độ thích hợp để sinh trưởng và phát triển vào khoảng 15 – 30 độ C. Cây khá nhạy cảm với thời tiết nóng bức nên cần hạn chế đặt chậu cây trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
Chuẩn bị thêm một ít sỏi dạng hạt nhỏ và bình xịt dạng phun sương.
Chuẩn bị thêm một ít sỏi dạng hạt nhỏ và bình xịt dạng phun sương để thường xuyên tưới ẩm cho cây từ khi gieo mầm cho đến lúc trưởng thành.
2. Gieo trồng:
Đầu tiên, bạn cho đất trồng đã chuẩn bị sẵn, hoặc đổ gói đất dinh dưỡng vào khay, thùng xốp, chậu,… Rắc hạt giống lên mặt đất để hạt được rải đều, sau đó trải một lớp sỏi nhỏ thật mỏng lên bề mặt đất vừa gieo hạt. Lớp sỏi này sẽ giúp cân bằng nhiệt độ cho hạt giống phía bên dưới.
Cho đất trồng đã chuẩn bị sẵn vào khay, thùng xốp, chậu,…
trải một lớp sỏi nhỏ thật mỏng lên bề mặt đất vừa gieo hạt.
Dùng bình xịt phun sương tưới nhẹ nhàng và đều trên bề mặt chậu để tạo độ ẩm. Lấy túi nilon bọc kín miệng chậu, duy trì tưới nước (2-3 ngày thì tưới 1 lần) để tạo độ ẩm cho cho đến khi hạt giống bắt đầu nảy mầm. Sau khoảng thời gian 20 – 30 ngày, hạt giống được gieo nếu chăm sóc đúng cách sẽ bắt đầu nảy mầm.
Sau khoảng thời gian 20 – 30 ngày nếu được chăm sóc kỹ…
hạt giống cây tai thỏ được gieo sẽ bắt đầu nảy mầm.
3. Chăm sóc:
Như trên đã đề cập, cây tai thỏ là một loại cây ưa bóng mát. Khí hậu của nước ta lại nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên nhiệt độ trung bình tương đối cao. Khi trồng và chăm sóc loại cây cảnh này cần phải đặc biệt chú ý đến vấn đề nhiệt độ môi trường. Tốt nhất là bạn hãy đặt chậu trong bóng râm, thoáng đãng, không khí càng mát mẻ càng tốt cho cây sinh trưởng.
Đặt chậu trong bóng râm, thoáng đãng, không khí mát mẻ.
Trong quá trình trồng đòi hỏi chủ nhân phải thực sự kiên trì,
Thời gian nảy mầm của hạt giống thường khá dài. Tùy vào điều kiện khách quan (nhiệt độ, độ ẩm, môi trường,…) và chủ quan (cách chăm sóc, tưới nước),… mà hạt sẽ nảy mầm từ 1-2 tuần, có khi lâu hơn phải đến 3 tuần hoặc gần 1 tháng. Chính vì vậy, trong quá trình trồng đòi hỏi chủ nhân phải thực sự kiên trì, không nên nóng vội mà ngừng chăm sóc sẽ khiến hạt giống chết yểu.
Chăm sóc cẩn thận từ khi gieo hạt đến lúc nảy mầm.
Khi vượt qua giai đoạn này thì cây sẽ phát triển rất nhanh.
Hạt giống cây tai thỏ khá nhỏ bé so với các loại cây cảnh khác nên tính từ lúc gieo hạt cho đến khi nảy mầm khó có thể quan sát bằng mắt thường. Tuy nhiên, khi vượt qua giai đoạn này thì cây sẽ phát triển rất nhanh.
4. Tận hưởng thành quả:
Chắc chắn bạn sẽ rất thích thú khi từ hạt giống ban đầu, cây tai thỏ lại phát triển khỏe mạnh và phân thành nhiều nhánh khác nhau, hệt như thỏ mẹ và một bầy thỏ con đáng yêu vậy. Bạn có thể đặt chậu cây trên bàn làm việc trên văn phòng, trong phòng ngủ, bàn trà tiếp khách,… trông vô cùng xinh xắn.
Cây phát triển khỏe mạnh và phân thành nhiều nhánh khác nhau.
hệt như thỏ mẹ và một bầy thỏ con đáng yêu vậy.
Chỉ cần cung cấp đầy đủ nước là loại cây này sẽ phát triển khỏe mạnh. Nếu thiếu nước, hai nhánh lá tai thỏ sẽ rũ xuống, giống như “chú ấy” đang buồn, rất ngộ nghĩnh đúng không nào? Ngoài ra, cây tai thỏ rất dễ nhân giống bằng phương pháp cắt lá hoặc dùng hạt nên bạn có thể tha hồ trồng trang trí suốt bốn mùa trong năm nhé!
Cây dễ nhân giống bằng phương pháp cắt lá hoặc dùng hạt.
Màu xanh mọng nước căng tràn sức sống…
Mang lại cho không gian của bạn nét ngộ nghĩnh, đáng yêu. Nội Thất Sân Vườn Nội Thất Đẹp Không Gian Nhà Đẹp Phong Thủy Nội Thất
Truy cập để xem nhiều hơn tại TheGioiNoiThat.com – Cộng đồng yêu nội thất LỚN NHẤT Việt Nam
Hotline: (08) 2266.6668 / (08) 2266.6669 / Tel: (028) 22222.218
Toà nhà Thế Giới Nội Thất – 218 Điện Biên Phủ, P.7, Q.3, Tp.HCM (ngã tư Điện Biên Phủ và Lê Quý Đôn)
Cùng Danh Mục :
Mclaren 650s - Mẫu xe đua đường phố
Chiêm ngưỡng biệt thự 500 tỷ đồng tráng lệ của siêu mẫu Heidi Klum
6 điều ngộ nhận về năng lực và sự nghiệp