CÙng nhìn qua giá trị của các công trình kiến trúc Pháp tại Hà Nội

Các ảnh hưởng này có những mặt tích cực và cũng không ít mặt tiêu cực. Việc đánh giá và phân loại các công trình Pháp tại Hà Nội theo tiêu chí của những ảnh hưởng này là hết sức cần thiết, để từ đó có thể rút ra các bài học kinh nghiệm cho công tác thiết kế, xây dựng, nghiên cứu và bảo tồn.
Kiến trúc và văn hóa có quan hệ khăng khít, nhân quả. Điều đó thể hiện trong kiến trúc Pháp ở Hà Nội. Ở giai đoạn đầu của thời kỳ thực dân là sự áp đặt văn hóa Pháp thông qua kiến trúc du nhập. Ở giai đoạn sau, chính sự khác biệt giữa hai nền văn hóa Đông Tây đã tạo ra những điều kiện và cơ sở thuận lợi cho quá trình chuyển hóa của kiến trúc Pháp ở Hà Nội với nét riêng, trong đó đặc trưng văn hóa, xã hội và môi trường tự nhiên bản địa có vai trò quan trọng.

Đặc điểm kiến trúc Pháp ở Hà Nội giai đoạn 1900 – 1920

Giai đoạn từ 1900 đến 1920, thời kỳ tiến hành khai thác Đông Dương lần thứ nhất, các công trình của Pháp tại Hà Nội được thiết kế theo phong cách Tân cổ điển. Đây là phong cách hàn lâm thịnh hành cùng thời ở Pháp. Nguyên tắc bố cục dựa trên quy luật đối xứng nghiêm ngặt với sự chú ý nhấn mạnh diện trung tâm hay hai khối nhô ở hai bên và dựa trên các thức, chi tiết trang trí kiến trúc theo tinh thần cổ điển.
nha%20hat%20lon CÙng nhìn qua giá trị của các công trình kiến trúc Pháp tại Hà Nội

Nhà hát lớn Hà Nội

Trong giai đoạn này, KTS nổi bật nhất là Henri- Auguste Vildieu. Những công trình tiêu biểu là:

phu chu tich CÙng nhìn qua giá trị của các công trình kiến trúc Pháp tại Hà Nội
– Phủ Toàn Quyền (nay là Phủ Chủ tịch) xây dựng năm 1902. Công trình mang phong cách cổ điển Châu Âu do KTS Vildieu thiết kế, xây dựng mất hơn 5 năm.
– Nhà hát lớn Hà Nội khởi công năm 1901 và xây dựng mất 10 năm, theo đồ án thiết kế của các KTS Broger và Harioy. Công trình có quy mô lớn với phòng khán giả gần 900 chỗ ngồi và một hệ thống các không gian phụ rất phong phú theo kiểu các nhà hát châu Âu đương thời, phong cách kiến trúc cổ điển châu Âu.
dinh%20thong%20su CÙng nhìn qua giá trị của các công trình kiến trúc Pháp tại Hà Nội
– Dinh Thống Sứ ( Bắc bộ Phủ và nay là Nhà Khách Chính Phủ) trên đường Ngô Quyền, là một công trình tiêu biểu của phong cách kiến trúc cổ điển Pháp, với tổ hợp mặt bằng, mặt đứng rất cân xứng cùng với những chi tiết kiến trúc thuần túy châu Âu. Gần đó là Phủ Thống Sứ ( nay là Bộ Thương binh Xã hội) và khách sạn Metropole. Đây là những công trình xây dựng cùng thời tạo thành một quần thể kiến trúc đẹp mang dáng vẻ châu Âu.
kien%20truc%20Phap%20tai%20HN%204 CÙng nhìn qua giá trị của các công trình kiến trúc Pháp tại Hà Nội
– Tòa án tối cao: trên đường Lý Thường Kiệt, có khối tích uy nghi đồ sộ thể hiện rõ sức mạnh của quyền lực, công trình gây ấn tượng ở tỷ lệ hài hòa của thức kiến trúc cổ điển châu Âu, cầu thang chính đặt ở bên ngoài và đối xứng nhấn mạnh cảm cảm giác bề thế, bộ mái lợp đá phiến ( Aridoise) màu xám tạo ra bên trong một tầng áp mái cũng là hình thức kiến trúc tiêu biểu của Pháp. Công trình được thực hiện theo thiết kế của KTS Vildieu, xây dựng cùng thời với nhà hát thành phố.Ở giai đoạn này, các ảnh hưởng mang tính cưỡng bức, chưa có tính dung hòa thích nghi. Những công trình xuất hiện một cách mới lạ từ hình thái cho tới cấu trúc và các giá trị về thẩm mỹ, tuân theo quy hoạch chặt chẽ đã khiến cho Hà Nội có những biến đổi căn bản về hệ thống các công trình công cộng và không gian đô thị. Dù chưa có được sự thích nghi với các điều kiện bản địa, nhưng sự thống nhất và triệt để trong việc sử dụng một xu hướng kiến trúc chung là phong cách cổ điển đã tạo ra cho Hà Nội một quần thể các công trình đẹp, mới lạ, là cơ sở cho quá trình phát triển sau này. Tuy nhiên, việc không tôn trọng các giá trị văn hóa bản địa khiến cho quần thể này cách biệt, thiếu sự hài hòa trong tổng thể không gian cũng như tổng thể xã hội của Hà Nội, đòi hỏi phải có những thay đổi thích ứng.Đặc điểm kiến trúc Pháp ở Hà Nội giai đọan 1920 – 1954Từ năm 1920 đến năm 1954, người Pháp tiến hành khai thác Đông Dương lần thứ hai, mối giao lưu về kiến trúc và văn hóa giữa hai nước Pháp và Việt Nam trở nên thường xuyên hơn, làm xuất hiện một phong cách kiến trúc mới – phong cách kết hợp. Đó là phong cách hướng về những đặc điểm văn hóa, kiến trúc và điều kiện thiên nhiên, khí hậu của địa phương trong sáng tác kiến trúc. KTS E. Hebrard là một trong những người tiên phong trong xu hướng kiến trúc này. Bên cạnh đó là sự xuất hiện của một số công trình mang phong cách kiến trúc hiện đại do các KTS Pháp thiết kế, phần nào thể hiện sự hòa nhập của kiến trúc bản địa với thế giới.Các công trình để lại dấu ấn của giai đọan này là:– Trường đại học Đông Dương: phảng phất dấu hiệu của sự tìm tòi một hình ảnh kiến trúc phương Đông. Công trình được xây dựng trong 4 năm ( 1923 – 1926). Tác giả KTS E. Hebrard.

– Sở tài chính ( Nay là trụ sở Bộ ngọai giao) tiêu biểu cho xu hướng tìm tòi một phong cách kiến trúc Á đông những năm 1925 – 1930, gây được ấn tượng tốt về loại kiến trúc phù hợp với đặc điểm khí hậu nhiệt đới. Tác giả KTS E. Hebrard.

vien%20dong%20bac%20co CÙng nhìn qua giá trị của các công trình kiến trúc Pháp tại Hà Nội
– Bảo tàng Viễn Đông Bác Cổ. KTS E. Hebrard là một công trình văn hóa vào loại tiêu biểu nhẩt và là một công trình kiến trúc được đánh giá là có nhiều thành công trong xử lý không gian kiến trúc gây ấn tượng sâu sắc về một kiểu kiến trúc phù hợp với phương Đông. Công trình được xây dựng trong 4 năm ( 1928 – 1932).- Viện Pasteur là Viện vệ sinh dịch tễ là một công trình có phong cách kiến trúc Phương Đông rõ rệt nhờ ở bộ mái có kết cấu phong phú với nhiều lớp mái chính, mái phụ cũng như sự phân đoạn và phân mảng hài hòa giữa phần đặc và phần rỗng với nhiều chi tiết trang trí hài hòa và tinh tế… Công trình được xây dựng theo đồ án của KTS E. Hebrard xây dựng xong vào năm 1930.- Nhà thờ Cửa Bắc. KTS E. Brard với tổ hợp không gian kiến trúc không nhấn mạnh sự đối xứng mà có sự biến hóa rất hài hòa với không gian xung quanh, nhưng vẫn đảm bảo sự trang nghiêm và có phần tĩnh mịch, gây được ấn tượng về một sự siêu thoát. Như nhiều sáng tác khác của Hebrard, kiến trúc nhà thờ Cửa Bắc thể hiện sự hòa hợp với khung cảnh nhiệt đới, với văn hóa phương Đông. Đây là một công trình của kiến trúc thời kỳ 1925 – 1930.- Câu lạc bộ Thủy quân ( nay là Trụ sở Tổng cục TDTT) ở đường Trần Phú do KTS Cruize thiết kế và xây dựng năm 1939. Đây thực sự là một thể nghiệm đáng lưu ý của phong cách kiến trúc kết hợp.

Cuối cùng là phong cách kiến trúc hiện đại xuất hiện ở Hà Nội trong những năm 1930. Đây là phong cách kiến trúc khai thác giá trị thẩm mỹ trên các nguyên tắc tổ hợp lập thể và thoát ly khỏi những nguyên tắc trang trí cầu kỳ, phức tạp. Nhà Bưu điện, trụ sở hãng Shelll ( nay là trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ), Câu lạc bộ thể thao Ba Đình, ngân hàng Đông Dương ( nay là Ngân hàng Quốc gia Việt Nam)… là những công trình tiêu biểu cho xu hướng kiến trúc hiện đại.Các công trình kiến trúc Pháp tại Hà Nội trong giai đoạn này dần tìm cách thích nghi với các điều kiện môi trường xã hội tự nhiên và bản địa, dẫn tới sự định hình rõ nét của một phong cách mới phù hợp với những đặc thù của Hà Nội. Bên cạnh đó, xu hướng kiến trúc hiện đại phương Tây cũng đã bắt đầu có mặt với sự đóng góp bằng một loạt các công trình khác nhau. Việc dung hợp các yếu tố kiến trúc khác biệt giữa hai nền văn hóa Đông Tây dần giải quyết được sự thích nghi cho các xu hướng đã có thâm niên tồn tại ở Hà Nội, nhưng đối với các xu hướng mới thì vẫn còn độ vênh nhất định, chưa tìm được tiếng nói chung với các điều kiện bản địa để tạo ra nét đặc trưng riêng.Có thể nói, ảnh hưởng của kiến trúc Pháp ở Hà Nội diễn ra có quy luật, bộc lộ những giá trị tích cực nhất định, đi từ cưỡng bức, cộng sinh, chuyển hóa mềm mại và có đặc trưng phù hợp với đặc điểm tự nhiên và nhân văn Hà Nội, bao chứa cả tính khách quan của thời đại và tính chủ quan của các cá nhân. Ảnh hưởng ấy bộc lộ rõ rệt qua sự kết hợp của của phương pháp tư duy phân tích (có nguồn gốc phương Tây) với phương pháp tư duy tổng hợp mang tính cân bằng dung hòa (có nguồn gốc phương Đông), thể hiện trong mọi khía cạnh của quá trình tác nghiệp, tạo lập nên một công trình kiến trúc.Kiến trúc Pháp ở Hà Nội đã trở thành một quỹ di sản kiến trúc mang ý nghĩa lịch sử, kết hợp hài hòa với các thành phần kiến trúc và cảnh quan đô thị truyền thống. Quỹ di sản ấy cần có được các tiêu chí nhận diện chính xác và đặt ra các phương thức ứng xử phù hợp phục vụ cho mục tiêu bảo tồn, cải tạo các giá trị nguyên gốc cần lưu giữ.Quá trình ảnh hưởng của kiến trúc Pháp tại Hà Nội cùng với những bài học và di sản của nó là một tiền đề thuận lợi cho kiến trúc Việt Nam tiếp cận với kiến trúc hiện đại phương Tây trong xu thế hội nhập quốc tế tất yếu hiện nay. Nội Thất Sân Vườn Nội Thất Phòng Tắm Nội Thất Đẹp Mẫu Nhà Đẹp

Truy cập để xem nhiều hơn tại TheGioiNoiThat.com – Cộng đồng yêu nội thất LỚN NHẤT Việt Nam
Hotline: (08) 2266.6668 / (08) 2266.6669 / Tel: (028) 22222.218
Toà nhà Thế Giới Nội Thất – 218 Điện Biên Phủ, P.7, Q.3, Tp.HCM (ngã tư Điện Biên Phủ và Lê Quý Đôn)

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>