Thiết kế vườn vệ sinh / H&P Architects

Ở Việt Nam, tình trạng thiếu nhà vệ sinh hay nhà vệ sinh không sạch sẽ, hôi hám… là thường thấy ở các trường học trên cả nước. Hiện có 88% trường học ở nông thôn không có nhà vệ sinh đạt chuẩn do Bộ Y tế ban hành và ¼ trường học không có nhà vệ sinh.

 Thiết kế vườn vệ sinh / H&P Architects

 

Với hình ảnh đặc trưng gợi nhắc đến một Cây lớn có tán lá xoè rộng toả bóng mát xuống che phủ các không gian sử dụng bên dưới và bên trong. Vườn vệ sinh khiêm tốn ẩn mình trong sườn dốc dưới chân núi Phja Dạ với màng thực vật bốn phía trên mặt đứng và vườn bậc thang xung quanh. Lớp màng thực vật giúp điều tiết vi khí hậu, tăng cường kết cấu chịu lực, bổ sung lương thực đồng thời tạo ra ranh giới ước lệ giữa bên trong và bên ngoài. 

Trên thế giới hiện có khoảng 2,5 tỉ người chưa thể tiếp cận nhà vệ sinh phù hợp và hơn một tỉ người (15% dân số thế giới) còn đi đại tiện ngoài trời. Việc xả nước thải vào thiên nhiên một cách bừa bãi cũng sẽ là một tai họa môi sinh, gây ô nhiễm nguồn nước, quay trở lại gây tác hại vào sức khỏe con người (mỗi năm có 1,7 tỷ người bị mắc bệnh tiêu chảy và 760 nghìn trẻ em bị chết vì dịch tả, thương hàn tiêu chảy, viêm gan…). Thiếu thốn thiết bị, điều kiện vệ sinh còn gây tổn thất không nhỏ về kinh tế (theo Ngân hàng Thế giới, tình trạng thiếu thiết bị vệ sinh ở Ấn Độ mỗi năm gây thiệt hại cho nước này hơn 53 tỷ USD, chiếm gần 6% thu nhập bình quân của cả nước).

Thông tin dự án: 

Tên công trình: Vườn vệ sinh

Địa điểm: Trường Sơn Lập, xã Sơn Lập, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam

Thiết kế: H&P Architects

Website: www.hpa.vn

Chủ trì thiết kế: Đoàn Thanh Hà & Trần Ngọc Phương

Nhóm thiết kế: Lục Văn Tú, Chử Kim Thịnh, Nguyễn Văn Mạnh, Patricia Erimescu, Võ Quỳnh Thư, Nguyễn Thị Xuyến, Chu Văn Đông, Nguyễn Hải Huệ, Hoàng Hữu Nam.

Cố vấn : TS. Nguyễn Trí Thành

Thi công: H&P Architects và tình nguyện viên

Kích thước khu đất: 10x10m

Diện tích XD: 9m2 tường bao (3mx3m); 36m2 mái che (6mx6m); 81m2 nền đất (9mx9m)

Năm hoàn thành: 12/2014

Nhiếp ảnh: Đoàn Thanh Hà

 Thiết kế vườn vệ sinh / H&P Architects

Ở Việt Nam, tình trạng thiếu nhà vệ sinh hay nhà vệ sinh không sạch sẽ, hôi hám… là thường thấy ở các trường học trên cả nước. Hiện có 88% trường học ở nông thôn không có nhà vệ sinh đạt chuẩn do Bộ Y tế ban hành và ¼ trường học không có nhà vệ sinh.

Trường Sơn Lập thuộc xã Sơn Lập, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng. Xã có 257 hộ/1.700 nhân khẩu, là vùng đặc biệt khó khăn với hơn 70% dân số thuộc diện nghèo đói, chưa có điện, đường, trạm, chợ, sóng điện thoại… Cuộc sống du canh du cư, phá rừng làm nương rẫy, tập tục sản xuất lạc hậu, sinh đẻ nhiều con vẫn còn đeo bám nơi đây nên ít người đến trường học.

 Thiết kế vườn vệ sinh / H&P Architects

Trường Sơn Lập có tổng cộng 485 học sinh học từ bậc mẫu giáo đến hết cấp 2 với hơn 10 lớp học tại Trường chính, 4 phân Trường và một số nhà ở giáo viên. Toàn bộ cơ sở vật chất đều đang không đủ tiêu chuẩn tối thiểu về điều kiện sử dụng và đặc biệt không có Nhà vệ sinh + khu tắm giặt.

 Thiết kế vườn vệ sinh / H&P Architects

Do vậy, một Không gian bao gồm Nhà vệ sinh + Tắm giặt rửa + Thảm thực vật là rất cấp bách và thiết thực với Trường Sơn Lập nói riêng và nông thôn Việt Nam nói chung. Với tên gọi Vườn vệ sinh (Toigetation), công trình được thiết kế dựa trên ba tiêu chí: Thi công nhanh, Chi phí thấp và có thể Ứng dụng rộng rãi.

Giải pháp:

Với hình ảnh đặc trưng gợi nhắc đến một Cây lớn có tán lá xoè rộng toả bóng mát xuống che phủ các không gian sử dụng bên dưới và bên trong, Vườn vệ sinh (Toigetation) khiêm tốn ẩn mình vào sườn dốc dưới chân núi Phja Dạ với lớp màng thực vật (cây, rau) bốn phía trên mặt đứng và vườn bậc thang xung quanh. Lớp màng thực vật giúp điều tiết vi khí hậu, tăng cường kết cấu chịu lực, bổ sung lương thực đồng thời tạo ra ranh giới ước lệ giữa bên trong và bên ngoài.

 Thiết kế vườn vệ sinh / H&P Architects

Công trình được tạo nên bởi Nhân lực (giáo viên, học sinh, người dân) & Vật liệu (tre, gạch, ống cống tái sử dụng) sẵn có tại địa phương cùng với cách thức Xây dựng đơn giản (tỉ lệ đào/ đắp = 1; phương pháp xây dựng thủ công: chốt, buộc, treo gác)… giúp kiến trúc được neo, giằng liền khối đủ sức khoẻ sống chung với lốc xoáy và khí hậu nơi đây. Công trình xử lý hiệu quả thông gió và chiếu sáng tự nhiên, dùng pin mặt trời chuyển hoá thành điện chiếu sáng, tận dụng nước mưa, tái sử dụng nước thải & nước sinh hoạt.

 Thiết kế vườn vệ sinh / H&P Architects

 Thiết kế vườn vệ sinh / H&P Architects

 Thiết kế vườn vệ sinh / H&P Architects

Người sử dụng được tiếp cận / giáo dục từ chính những ứng dụng về cách ứng xử của công trình với thiên nhiên, với cộng đồng địa phương. Những giải pháp của công trình sẽ là những giáo trình giảng dạy hữu ích như:  Địa chất thuỷ văn (nguồn nước), Vật lý (tán xạ ánh sáng), Khí động học (thông gió), Sinh học (quá trình quang hợp, trồng rau/ cây), nông nghiệp, … Điều này sẽ ảnh hưởng tới định hướng hành động trong tương lai của người sử dụng, đóng góp một phần đáng kể vào sự phát triển cân bằng sinh thái cũng như sự ổn định về kinh tế.

 Thiết kế vườn vệ sinh / H&P Architects  Thiết kế vườn vệ sinh / H&P Architects

 

Với khả năng tự Nhân rộng rất lớn do Người dân địa phương trên 3 miền của Tổ quốc có thể tự xây dựng chỉ trong vòng 3 tuần với chi phí 3000 usd, Vườn vệ sinh (Toigetation) mong muốn góp phần cải thiện tình hình Nhân quyền ở Việt Nam theo quỹ đạo tích cực hơn.

 Thiết kế vườn vệ sinh / H&P Architects  Thiết kế vườn vệ sinh / H&P Architects  Thiết kế vườn vệ sinh / H&P Architects  Thiết kế vườn vệ sinh / H&P Architects  Thiết kế vườn vệ sinh / H&P Architects

 

Truy cập để xem nhiều hơn tại NhaDatSo.com – Mạng Nhà Đất Số 1 Việt Nam
Hotline: (08) 6262.3838 / (08) 2266.3838 / (08) 2268.3838

mua ban nha dat so2 1024x722 Thiết kế vườn vệ sinh / H&P Architects

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>