Làm thế nào để “chuyển hóa” thất bại thành thành công

Sử dụng Bản đồ Tư duy kết hợp với mô hình TEFCAS là cách tuyệt với để khám phá những thành công lớn và cả những thành quả nhỏ. Hai phương pháp này khi phối hợp với nhau sẽ giúp bạn đánh giá một cách khách quan để xác định những yếu tố hoạt động hiệu quả và không hiệu quả, đồng thời giúp bạn học hỏi từ những sự kiện và lên kế hoạch để đạt đến thành công tiếp theo.

Nếu bạn coi sai lầm, thất bại không phải là dấu chấm hết mà chỉ là thành-công-đang-bị-trì-hoãn, bạn sẽ biết cách chuyển hóa nó thành những dấu mốc thành công ấn tượng trong tương lai. Khi ấy, bất chấp những điều khó tin nhất, cuộc đời bạn sẽ là câu chuyện thành công bất tận.

Lập bản đồ tư duy cho thành công

kinh nghiem phong van tuyen dung 37 Làm thế nào để chuyển hóa thất bại thành thành công

Bộ não bạn vốn là một chỉnh thể hoàn hảo. Khi bạn khẳng định bạn thành công, cơ thể lẫn tất cả các giác quan của bạn sẽ khai mở.

  • Việc Làm 24h sẽ là kho tàng Việc Làm dành cho bạn. Tại đây, các thông tin Tuyển Dụng sẽ được upload và cập nhật liên tục, sẽ hỗ trợ hiệu quả cho bạn có thể tìm được việc một cách nhanh chóng.

Tuy vậy, bản thân sự thành công cũng hàm ẩn những nguy cơ. Nhiều người quá yêu thích và lưu luyến ánh hào quang này đến độ họ ngại phải thử lại. Và vì nỗi sợ này, họ sẽ không bao giờ trở lại được những đỉnh cao khiến người khác phải choáng váng. Một số thì lại đặt ra mục tiêu quá thấp và dồn quá nhiều sức lực chỉ trong một thời gian ngắn ngủi, để rồi bất chợt rơi vào trạng thái hoang mang vì không còn mục tiêu nào nữa để phấn đấu.

Do vậy, hãy dùng sáu bước của mô hình TEFCAS làm các nhánh chính và lập một Bản đồ tư duy về sự thành công, hay một chuỗi những thành công, bất kỳ nội dung nào làm bạn vui.

Hãy nghĩ về những điều bạn đã trải qua – đó có thể là những gì bạn đã lên kế hoạch từ đầu, những điều chỉnh sau đó khi bạn bắt tay vào thực tiễn – trước khi bạn đến với kết quả thành công.

Lập Bản đồ Tư duy cho trải nghiệm thành công theo cách này sẽ giúp bạn thấy được những thành quả mà bạn đã lên kế hoạch để đạt đến có liên hệ thế nào với mô hình TEFCAS.

Nó cũng giúp bạn xác định được những yếu tố thành công đã giúp bạn đạt được mục tiêu bản thân đề ra. Điều này có nghĩa là bạn có thể “tái sử dụng” những yếu tố này để thành công với những mục tiêu mới sau đó. Nhưng nếu bạn vẫn chưa đạt được điều mình muốn thì sao? Chuyện gì xảy ra nếu bạn thất bại? Để chuyển biến thất bại thành thành công, bạn cần kết hợp các nguyên tắc của mô hình TEFCAS với sự kiên trì, bền bỉ.

Trên thực tế, đối với Bản đồ Tư duy cho các suy nghĩ của con người, bền bỉ là phần đầu tàu của cỗ máy học hỏi và thông minh. Đây chính là đầu tàu của tất cả những nỗ lực sáng tạo, của tất cả các thiên tài nữa. Và quan trọng nhất là đầu tàu của mô hình TEFCAS.

Tầm quan trọng của sự bền bỉ được thể hiện thông qua một trí tuệ sáng tạo vĩ đại từ 300 năm trước – Thomas Edison. Ông giữ danh hiệu là người có nhiều bằng sáng chế nhất. Ngoài việc nổi tiếng nhờ rất nhiều những phát minh hữu ích, ông còn có một câu nói vĩ đại: “Thiên tài, chỉ một 1% xuất phát từ cảm hứng, 99% còn lại là công sức, là mồ hôi nước mắt”.

Từ thất bại đến thành công

Bạn hãy lập một Bản đồ Tư duy về một thất bại của bạn và vẫn lấy các bước của TEFCAS làm các nhánh chính.

Ở nhánh Thử nghiệm, hãy thêm các nhánh phụ về những điều mà bạn từng chọn làm mục tiêu và những việc bạn nỗ lực làm để đạt được mục tiêu đó.

Tiếp đến, hãy nghĩ đến các Sự kiện. Chuyện gì xảy ra? Có vấn đề gì? Điều gì ảnh hưởng đến kế hoạch của bạn?

Giờ thì phát triển nhánh Phản hồi. Tại cột mốc mà bạn chọn từ bỏ đó, nguyên nhân dẫn đến quyết định này có thể là do bạn chưa đánh giá những sai lầm. Giờ thì bạn cần phải làm việc đó thôi. Bạn có đánh giá kỹ kế hoạch chưa? Cá thông tin bạn nắm có đầy đủ và hợp lý? Bạn có tham khảo ý kiến của những người liên quan xem vì sao mọi việc không được như kế hoạch không? Nếu có, họ nói gì? Phản hồi là một bước quan trọng trong quá trình học hỏi và bạn cần cố gắng giữ cho mình cái nhìn càng khách quan càng tốt. Có như thế, bạn mới có thể đảm bảo mình sẽ thành công trong tương lai.

Tiếp theo là nhánh Kiểm tra. Bạn rút ra bài học gì từ những phản hồi? Bạn cần trau dồi một số kỹ năng chăng? Hay bạn cần lập kế hoạch kỹ lưỡng hơn? Bạn có nên lập một phương án dự phòng để có những điều chỉnh linh hoạt hơn?

  • Để tìm được Việc Làm Nhanh chóng, rất nhiều người khá hấp tấp tìm kiếm trên những trang web không rõ ràng, dẫn đến việc bị lừa đảo. Nhưng với website tìm Viec Lam của chúng tôi, chúng tôi sẽ đảm bảo cho bạn về tính trung thực và chất lượng của từng thông tin.

Nhánh thứ năm là Điều chỉnh. Ở nhánh này, hãy khám phá điều bạn cần làm trong lần thử tiếp theo để biến chuyển từ thất bại sang thành công. Bạn có cần luyện tập thêm để cảm thấy thoải mái hơn? Hay bạn sẽ bỏ thêm thời gian để học một kỹ năng hay lập kế hoạch cho sự kiện? Bạn sẽ làm gì để lần thử nghiệm tới đây, bạn có thể tránh được những khó khăn từng gặp trong lần thử nghiệm đầu? Bạn đã bắt đầu nhận ra cách thức để thành công trong lần thử nghiệm tới chưa?

Cuối cùng, hãy khám phá nhánh Thành công trên Bản đồ Tư duy. Bạn sẽ đạt được gì khi thành công vào lần tới? Bạn thấy thế nào về những gì mình đã làm? Và bạn đã học được những gì?

Sử dụng Bản đồ Tư duy kết hợp với mô hình TEFCAS là cách tuyệt với để khám phá những thành công lớn và cả những thành quả nhỏ. Hai phương pháp này khi phối hợp với nhau sẽ giúp bạn đánh giá một cách khách quan để xác định những yếu tố hoạt động hiệu quả và không hiệu quả, đồng thời giúp bạn học hỏi từ những sự kiện và lên kế hoạch để đạt đến thành công tiếp theo.

Hãy xem thêm những công việc đang ứng tuyển sau đây:

Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>